Thứ Tư, 27 tháng 4, 2011

Cảm xúc...." tiếng hát mãi xanh"......

Vừa rồi Đài truyền hình thành phố HCM mở cuộc thi "Tiếng hát mãi xanh".... hai vợ chồng cũng định đăng ký thi cho vui nhưng vì công việc quá bận rộn nên đành hẹn kỳ sau vậy...Tuy không đi nhưng mình vẫn thường xuyên theo dõi diễn biến cuộc thi...Đến nay điều ấn tượng nhất là cuộc thi của lứa tuổi từ 51 trở lên ...Ở lứa tuổi này mình thật sự khâm phục "cụ" thí sinh 74 tuổi Lê thi Nhung ở Long Khánh Đồng Nai ...Quả thật không hề cường điệu ...bà đi thi là cho vui mà thôi ... có mơ bà cũng không nghĩ là mình bước vào tới vòng chung kết như vầy...Ngoài giọng hát đầy cảm xúc bà có một nội lực phải nói là rất vững vàng bản lĩnh ...mà mình nghĩ rằng ở một phụ nữ mất chồng năm 37 tuổi rồi một mình lặn lội bươn chải nuôi tám người con thì không có gì lạ cả....Điều đó thể hiện trong đêm thi chung kết đầu tiên ...Có lẽ do choáng ngợp trước một sân khấu hoành tráng cọng thêm khán giả quá nhiệt tình... sau vài câu đầu bà chợt như quên hẳn... cả khán phòng lặng đi tiếc nuối cho bà ....Nhưng....Vâng! Nhưng thật tuyệt vời ...nghệ sĩ Hữu Luân đã nhanh trí cứu vãn tình thế một cách ngoạn mục và tất cả khán phòng kể cả Ban Giám khảo đều đồng ý cho bà thi lại...Ôi! Thật đầy tính nhân văn ...mình vô cùng xúc động ...Và như để đáp lại ...bà hát trọn bài một cách say sưa tràn đầy cảm xúc ...Mời mọi người xem clip dươi đây để cùng chia xẻ niềm vui với bà ...cũng như coi đó là một kinh nghiệm hoặc nếu cần học hỏi cũng không là quá đáng phải không các bạn.....

Thứ Sáu, 15 tháng 4, 2011

Người chuyên trị viêm xoang, tiểu đường bằng thuốc Nam

Đến ngã ba Mỹ Hoà, thị trấn Phù Mỹ, huyện Phù Mỹ (Bình Định), hỏi nhà thầy Tuấn làm thuốc nam ai cũng biết. Anh xe ôm đưa đi cho biết chính thầy Tuấn là "ân nhân" chữa khỏi bệnh viêm xoang sàn cho anh cách đây một năm.

Đến ngã ba Mỹ Hoà, thị trấn Phù Mỹ, huyện Phù Mỹ (Bình Định), hỏi nhà thầy Tuấn làm thuốc nam ai cũng biết. Anh xe ôm đưa đi cho biết chính thầy Tuấn là "ân nhân" chữa khỏi bệnh viêm xoang sàn cho anh cách đây một năm.

Thầy Tuấn tên thật là Trần Đình Tuấn, ở thôn An Lạc 1, xã Mỹ Hoà (Bình Định), năm nay đã bước qua tuổi ngũ tuần. Nghề thuốc của ông Tuấn được ông nội (ông Trần Phước), truyền lại sau nhiều năm theo ông bôn ba lặn lội tìm thuốc cứu người ở tận chốn rừng sâu, núi đá thuộc các huyện An Lão, Hoài Ân (Bình Định), Gia Lai, Kon Tum…

“Hồi đó nhiều dịch bệnh, toàn những căn bệnh khó chữa, thuốc tây chưa phổ biến như bây giờ, hệ thống bệnh viện còn nghèo nàn và xa nên khi mắc bệnh người dân chỉ dùng thuốc Nam hoặc cúng bái. Tuy nhiên, ông nội tôi chỉ dùng thuốc Nam để chữa, còn cúng bái thì… chịu”, ông Tuấn kể.

Theo ông, cho đến nay, mỗi năm ông đã chữa khỏi bệnh cho hàng trăm người cả trong và ngoài tỉnh. Tiếng lành đồn xa, nhiều người ở tận Sài Gòn, Đà Lạt, Quảng Ngãi, Quảng Nam… cũng tìm đến để chữa bệnh.

Tất cả những loại thuốc mà ông Tuấn bốc đều được lấy từ trong rừng, có loại lấy rễ, loại lấy lá, thân... về trộn với nhau tạo thành một phương thuốc. Có loại bệnh thì đun lên lấy nước uống, có bệnh phải hơ cho ấm đắp vào chỗ đau, lại có bệnh phải nấu thuốc cho xôi lên để xông...

“Trước đây để tìm thuốc chỉ đi loanh quanh trong làng là tìm được, nhưng nay do nạn phá rừng, phát nương làm rẫy nhiều nên muốn tìm được cây thuốc có khi phải đi cả ngày đường”, ông Tuấn vừa vạt thuốc trong sân vừa nói.

Cũng vì thế nên lúc đầu ông không lấy tiền thuốc mà chỉ chữa bệnh giúp người ngặt nghèo. Nhưng về sau, vì các loại cây thuốc, ông phải đặt mua từ các nơi về, nên ông phải lấy tiền của người bệnh để bù vào khoản chi phí này. Hiện nay, ông Tuấn lấy tiền thuốc với giá 50.000 đồng cho 3 thang.

Tuy nhiên, có những người nghèo, ở xa tới, thầy cho không, không lấy đồng nào. “Người thầy thuốc phải có cái tâm và không bao giờ được nghĩ đến chuyện làm giàu trên nỗi khổ của người khác”, đó là điều ông luôn nằm lòng khi làm nghề bốc thuốc cứu người.

Ông Tuấn hiện vẫn giữ cẩn thận hàng trăm lá thư cảm ơn của bệnh nhân khắp nơi gửi về. Phóng viên VnExpress.net đã “lén” ghi lại vài địa chỉ và tìm gặp họ để kiểm chứng.

Người đầu tiên là chị Phạm Thị Phụng (32 tuổi) ở thôn Khánh Hòa, Nhơn Khánh, An Nhơn (Bình Định), một bệnh nhân bị tiểu đường đã được thầy Tuấn "chữa khỏi bệnh". Nghe có người tìm gặp, chị Phụng chạy vội từ ngoài đồng về tiếp khách.

Chị Phụng kể lại: “Tôi bị tiểu đường mới chỉ cách đây 3 năm, nhưng khi đi xét nghiệm thì nồng độ đường trong máu tăng rất nhanh (10,11). Người lúc nào cũng bủn rủn chân tay, mắt mờ, nhiều khi không thấy đường, không làm việc gì được. Tôi đã lặn lội vào nhiều bệnh viện ở Sài Gòn khám bệnh, đều trị nhưng bệnh tình không thuyên giảm. Tôi cũng tìm nhiều phương thuốc dân gian để uống nhưng vẫn không có kết quả. Một hôm tình cờ, tôi nghe một người bà con giới thiệu thầy Tuấn ở Phù Mỹ có thể chữa được bệnh tiểu đường bằng thuốc Nam, vợ chồng tôi đã tìm đến nơi để nhờ thầy bắt mạch, bốc thuốc”.

Lúc đầu, thầy Tuấn bốc cho chị Phụng uống 8 thang. Uống hết thuốc chị Phụng xuống Bệnh viện An Nhơn xét nghiệm thì thấy lượng đường trong máu đã giảm xuống còn 6,5.

Sau 8 thang này, thầy Tuấn cho chị Phụng ăn uống thoải mái không kiêng khem gì. Lúc đầu chị Phụng sợ không dám theo lời thầy, nhưng khi được mọi người động viên, chị mạnh dạn ăn uống như người bình thường, ăn cả chất ngọt.

“Ăn uống như thế nhưng đường huyết của tôi không hề tăng hay gây các triệu chứng của bệnh tiểu đường như trước nữa mới lạ chứ”, chị Phụng nhớ lại.

Sau đó, chị Phụng tiếp tục ra thầy Tuấn bốc thêm 50 thang thuốc nữa để uống trong vòng 1 tháng. Dứt thuốc, chị Phụng lại xuống bệnh viện kiểm tra thì nồng độ đường trong máu đã trở về chỉ số bình thường 4,3. “Giờ tôi đã khỏe mạnh hoàn toàn, làm việc đồng áng bình thường, ăn uống không phải kiêng khem gì nữa”, chị Phụng xác nhận.

Qua tiếp xúc với một số người bị bệnh tiểu đường được thầy Tuấn chữa, điều đặc biệt là sau vài thang thuốc, họ đều được ông yêu cầu ăn uống bình thường, không cần kiêng khem gì để ông nắm bắt diễn biến bệnh, nhằm bốc thuốc phù hợp.

Một trường hợp khác là anh Bùi Văn Chính (49 tuổi) ở xã Mỹ Trinh, huyện Phù Mỹ (Bình Định), một người bị viêm xoang sàn nhiều năm mới được thầy Tuấn chữa bớt bệnh.

Anh Chính bị viêm xoang sàn kéo dài hơn 6 năm, đã chữa trị Đông - Tây y đủ loại, nạo, mổ đủ kiểu nhưng bệnh vẫn tái phát. Mỗi lần trái gió trở trời, bệnh viêm xoang sàn khiến anh đau nhức không chịu nổi. “Chỉ với chục thang thuốc vừa uống vừa xông trong vòng một tuần của thầy Tuấn, tôi đã khỏi hẳn bệnh”, anh Chính kể.

"Hiện giờ tôi đã không còn bị 'đau đầu như bổ củi' nữa, đã vậy lại không phải ăn uống kiêng cử (chất tanh) gì nữa hết, khỏe thật", anh Chính cho biết thêm.

Để chữa viêm xoang sàn, thầy Tuấn dùng 7 vị thuốc gồm: dây lẹo trắng, cây é dòi, dây lưỡi đồng, dây lạc tiên, cây lá lốt, quýt gai, cây táo gai. Tất cả bằm nhỏ, phơi, trộn chung theo tỷ lệ nhất định để sắc nước uống.

Trao đổi với VnExpress.net, ông Võ Trưng, Trạm trưởng Trạm y tế xã Mỹ Hòa, huyện Phù Mỹ, cho biết: “Tôi đã nghe nhiều người nói về việc ông Tuấn chữa khỏi bệnh tiểu đường, nhất là bệnh viêm xoang sàn và một số bệnh khác. Tuy nhiên, hiệu quả đến đâu thì cần có cơ quan chuyên môn thẩm định một cách thấu đáo”.

Còn theo ông Trần Văn Thể, Chủ tịch UBND xã Mỹ Hòa: “Ông Tuấn chỉ chữa bệnh bằng thuốc Nam chứ không cúng bái theo kiểu mê tín dị đoan. Bệnh nhân chủ yếu là từ địa phương khác đến bốc thuốc rồi đem về uống, không lưu trú, không tụ tập đông người nên cũng không ảnh hưởng gì đến an ninh trật tự ở địa phương”.

Độc giả có thể liên hệ với ông Tuấn qua số điện thoại: 01659.734.136 – 056.2226.303

Theo vnexpres

Thứ Sáu, 8 tháng 4, 2011

Xúc cảm ....Tình và Quê...

Trước tết, về quê để cùng với anh em giòng họ hoàn tất việc sửa chữa mộ bia cho Ông Bà Tổ Tiên và điều ấy đã để lại trong lòng mình một cảm xúc khó mà tả được...Đó là sự đoàn kết ,là tình cảm là chia xẻ, để rồi hoàn thành... nói theo một cách bình dân nhất là "mỹ mãn" ...Bởi trong mỗi gia đình đâu đó vẫn còn nhiều khó khăn .......Nhớ lại cách đây vài chục năm.... bây giờ nghĩ ...như thế đã là quá tốt rồi..! Nhưng điều mình tâm đắc nhất là câu nói của chú Hai Đình: Nói cho cùng chúng ta cũng là một bọc mà ra....đây là mình làm cho chính mình ....bởi qua đó anh chị em trong giòng họ ngày càng gắn bó hơn, đoàn kết hơn và con cháu sau này thấy đó mà noi theo....Quả thật! Có về, có gặp gỡ mới hiểu cái tình cảm ruột thịt anh em giòng họ ở quê hương như thế nào...Ngồi lặng lẽ nhìn các em vui vẻ... thấy lòng mình ngập tràn hạnh phúc... giữa một đàn em thật yêu thương.... mình muốn ôm tất cả...Ôm tất cả vào lòng....Ôi!...Tình và Quê...Đúng vậy ! cái tình cảm ruột thịt hòa quyện với quê hương nơi chôn nhau cắt rốn ....đã làm cho chúng tôi...những anh em chúng tôi yêu thương nhau nhiều hơn....

Đến hôm nay mới hoàn tất tổng cộng 11 clip về quê mà mình và Xuân Ba đã quay chụp...
Dưới đây là clip điển hình ...



Những clip còn lại xin click vào: liên kết superdoannguyen..........