Thứ Tư, 30 tháng 11, 2011

Hậu...Cựu chiến binh....

Trên đường về lại Tân Minh, mình rủ cả nhóm ghé ngã ba 46 thăm cô nàng diễn viên múa mảnh mai xinh xắn và anh chàng hậu đài cần mẫn năm nào...:D.Đã báo trước nên hai vợ chồng không ngạc nhiên mấy .Thật ra thì hầu hết đã biết nhau từ lâu rồi nên chuyện trò thật tự nhiên và râm ran ,có ai ngờ mới đó mà đã hơn 30 năm rồi .Và... cũng như ngày xưa,chòng ghẹo hai vợ chồng một tý cho được rồi mới chia tay quay về lại nhà chiến sĩ Phụng...Thì lần nào cũng vậy mà ,đấy là điểm tập kết cuối cùng của bao nhiêu lần gặp gỡ...Thật lòng mà nói về đây như là về nhà mình vậy,vô cùng thoải mái và tự do .Hai vợ chồng rất ư là hiếu khách chỉ tội cái là sau khi tàn cuộc ..."chiến" ai về nhà nấy rồi thì bãi chiến trường dành cho ai chắc mọi người cũng đoán ra được mà...:D...Tình bạn là vậy... "ai cũng hiểu, đâu phải mình tui hiểu"...:D.....Quây quần bên hiên nhà chuyện trò ca hát dưới bóng chiều vàng nhạt cuối thu thật đầm ấm thật hạnh phúc tình bạn bè , ai cũng mong thời gian ngừng trôi cho cuộc vui được kéo dài...Nhưng mà ... rồi cũng phải có lúc dừng ...Tạm biệt Tân Minh cả nhóm ra về đầy lưu luyến ....Cám ơn Tân Minh , cám ơn tình bạn nồng thắm...Hẹn gặp lại nhé!....See you again....:D :D

Thứ Hai, 28 tháng 11, 2011

Đến hẹn lại lên.....

Đây là lần thứ hai mình được tham dự lễ kỷ niệm của các cựu chiến binh huyện Hàm Tân tỉnh Bình Thuận... nhưng mà kỳ thực là mình mình chưa bao giờ được là ....chiến binh cả..:D...Chỉ vài anh em đồng đội ở Sài Gòn thôi nhưng được sự "rủ rê" nhiệt tình nên các anh em đồng hương Tân Minh cùng lên kế hoạch để về chung vui cùng các chiến binh năm nào ... Ba giờ sáng đã xuất phát ....đến Tân minh vừa đúng sáu giờ...Điểm tâm sáng xong là ghé thăm nhà "chiến binh" Phụng làm mấy pô hình lưu niệm rồi thẳng tiến về Hàm tân ....Thời gian còn sớm nên cả nhóm ra bãi biển Cam Bình định tắm táp một chút để gọi là có hơi biển.....nào ngờ hôm nay biển động sóng lớn lại không được sạch nữa nên đành ngồi lai rai ngắm trời cao biển rộng mêng mông mà chờ thời gian... lững lờ trôi :D...11h cả nhóm đến nơi tổ chức lễ...Nhà chiến binh này rất xinh xắn và có khoảng sân thật rộng ...Mọi người đã đến đông đủ rồi ,các chiến binh vẫn còn nhớ mình đã dự lễ năm trước nên đến bắt tay chào hỏi thật thắm thiết như là đồng đội cũ vậy, làm mình cũng thấy vui vui và cảm động vô cùng...Mình xin ghi lại diễn tiến toàn bộ của buổi lễ như là một món quà nhỏ tặng các cựu chiến binh Hàm Tân Bình Thuận vậy..........

Clip 1

Clip 2


Clip 3

Thứ Bảy, 19 tháng 11, 2011

Cái tát trong Ngày Nhà giáo

Một bài viết nhân ngày nhà giáo thật ý nghĩa......

Lời tòa soạn: Hai mẩu chuyện sau đây không chỉ là chuyện mà là những bài học làm người. Tôn sư trọng đạo là bài học muôn đời làm nên cốt cách dân tộc, đất nước. Để được vậy, xã hội cần phải có những con-người-học-tập và những "cú tát" như thế.

1. Nhà hắn thuộc dạng “khó ba đời”. Ba hắn xưa là ông giáo làng, thất chí nên bỏ việc, về cày ruộng. Mấy mảnh đất màu trồng rau đậu và vài sào ruộng chỉ đủ nuôi 5 miệng ăn. Gặp khi bão lũ, sâu bệnh thì mùa màng mất trắng. Cả nhà phải bữa đói bữa no, một hạt cơm “cõng” bốn năm lát sắn.

Mẹ bệnh liên miên. Mấy anh chị đã có gia đình riêng, đều nghèo kiết xác. Hắn phải phụ ba mọi việc. Ba bảo đừng làm nữa, lo mà học hành. Nghèo thì phải lo học, “không thì cả đời làm kiếp ngựa trâu cày bục mặt như bố mẹ”. Hắn không sợ nghèo, chỉ sợ không có điều kiện học. Mà không có điều kiện thật. Năm hắn chuẩn bị thi tốt nghiệp cuối cấp THCS, trời hạn kinh khủng. Mất mùa, cả làng đói, nhà hắn cũng ăn khoai sắn cầm hơi. Rồi đến lúc không còn khoai sắn mà ăn. Mẹ phải ăn cháo lỏng. Hắn đứng nép sau phên tre, nhìn mẹ ôm bụng nhăn nhó đau mà nước mắt chảy ròng ròng. Giọt nước mắt thằng con trai tuổi đang lớn đong đầy sự tủi thân.

Không tiền đóng học phí, không tiền ăn học, hắn quyết định nghỉ, “đút vở bụi tre”, lên thành phố kiếm cơm.

Trước khi lên thành phố, hắn đến thăm cô Loan dạy Văn. Hắn là đứa học trò cô Loan thương nhất vì nhà nghèo, hiền ngoan, học khá. Vừa thưa chuyện, cô Loan đã tát một cái làm hắn nảy đom đóm. Cô giận. Hắn khóc. Đoạn, cô dúi vào tay hắn một xấp tiền mỏng. "Em nghỉ học mấy ngày qua, cả lớp đều biết. Các bạn gom góp mỗi người một chút tặng em đóng học phí…”.

“Một chút” của các bạn, ấy là mỗi người một rổ khoai, nửa ang lúa, một bó mía, một lọn củi…, trong đó có cả phần của cô Loan. Nhà ai cũng nghèo sát đất như nhà hắn chứ có khá gì hơn. Cô Loan gom lại, chở hết xuống chợ huyện bán, lấy tiền đem về.
Hắn cầm xấp tiền tình nghĩa, thầm nghĩ: Cái sự học cao quý là thế lẽ nào hắn dám bỏ, trong khi cô giáo và bạn bè hết lòng lo cho hắn. Cái tình người, tình bạn trong lúc hàn vi cao cả là thế, nỡ nào hắn “phụ bạc”.

Hắn quyết định phải học. Học thật giỏi.
Mười năm sau, hắn trở về. Nơi thứ hai hắn ghé thăm sau khi về nhà mình là cô Loan. Ấy là dịp 20-11, trên tay hắn là một món quà hết sức đặc biệt, được bỏ trong một chiếc bao tải to.

Trong đó là một rổ khoai, nửa ang lúa, một bó mía, một lọn củi… Món quà tựa ngày xưa. Bạn bè năm cũ không hẹn mà gặp, cùng tụ tập ở nhà cô Loan đông đủ. Cùng nhìn món quà “lạ”, cùng kể về cú tát năm xưa, mọi người phá lên cười sung sướng!
“Lá lành đùm lá rách”, “một miếng khi đói bằng một gói khi no”, “nhân bất học bất tri lý”… Ôi, hiểu và làm được theo những lời răn dạy ấy, tình người, tình đời đẹp biết bao nhiêu…

2. Hắn là con nhà giàu sụ. Mẹ kế nghiệp nhà ngoại, buôn bán tơ vải, trúng quả quanh năm. Ba hắn làm sếp ở một công ty Nhà nước, bận rộn tối ngày. Nhà giàu nứt đố đổ vách, hắn lại là con một nên được cưng như trứng, hứng như hoa. Bận bịu làm ăn, ba mẹ thuê đến 3 người giúp việc. Một người lo chuyện nhà, một người lo chợ búa cơm nước và một người để hắn… sai vặt!

Sợ con học kém, ba mẹ hắn tìm thêm một gia sư, dạy kèm cho hắn cả 5 môn toán, văn, lý, hóa, ngoại ngữ.

Từ năm lớp 6 đến lớp 8, hắn học khá. Cũng có “gen” học, cũng phần vì sợ bị bạn bè chê “giàu mà dốt” nên hắn cắm đầu học.

Nhưng rồi năm lên lớp 9, năm quan trọng nhất của cấp THCS, hắn đâm ra đổ đốn. Ham chơi, ngủ gục trong lớp, hắn học sút hẳn. Bị thầy cô kiểm điểm, giai đoạn đầu hắn mượn tập của bạn về, nhờ… ôsin chép. Nhưng trình độ ôsin có hạn, chịu thua. Hắn nhờ gia sư chép.

Gia sư hắn, một nữ sinh viên sư phạm năm ba, rất giỏi và rất nghèo!
Tất nhiên cô gia sư chẳng bao giờ chiều theo yêu cầu quái đản của hắn. Rồi bản chất của con nhà trọc phú cuối cùng cũng lòi ra khi hắn tuyên bố xanh rờn với cô giáo dạy kèm: “Không chép thì cút !”.

Một cú bạt tai tóe lửa khiến hắn choáng váng. Hắn không ngờ cô giáo dạy kèm dám đánh mình. Lâu nay trong đầu hắn luôn nghĩ cô gia sư cũng như mấy người ôsin kia thôi, chỉ là phận làm thuê, có khác chăng cô có trình độ.

Còn cô gia sư cũng không ngờ mình ra đòn với học trò. Cả năm rồi kèm cặp thằng bé con nhà giàu, cô luôn nghĩ cậu ta cũng như đứa em trai mình. Sẵn sàng dạy dỗ nó hết mình nhưng cũng sẵn sàng la mắng nó, cốt để cho nên người, chứ chẳng dám đòn roi.

Bớt choáng vì cú tát, thằng học trò lập bập tìm điện thoại, chắc là gọi mẹ nó, kể tội. Rồi hắn quay lại, đanh giọng: “Mẹ tôi nói tháng này cô đừng hòng nhận tiền”.
Cô giáo dạy kèm bật khóc, tông cửa chạy ra ngoài. Cô tức không phải vì sẽ mất khoản tiền công kia mà vì đứa học trò vô lễ, vì cái nghiệp bạc, vì cái sự đời éo le…
Ba ngày sau, cũng đúng vào ngày 20-11, cô giáo dạy kèm đang ngồi đọc sách trong phòng trọ thì nghe tiếng gõ cửa. Thật bất ngờ, tìm đến nhà cô là đứa học trò nhà giàu đi cùng bố của nó. Sau màn chào hỏi, ông thưa: “Hôm nọ thằng bé ăn nói thế nào với cô?”.
Cô gia sư kể lại mọi chuyện. Vừa xong, bất ngờ ông ta dang tay tát một cái thật mạnh vào má thằng con mình. “Tôi mà biết sớm thì khi ấy đã nhờ cô tát cho nó một cái nữa, thay cho tôi. Giờ biết chuyện, tôi xin thay cô làm việc đó. Tôi xin lỗi cô vì đã không dạy được nó những điều hay lẽ phải” – ông nói, rồi yêu cầu con nói lời xin lỗi cô giáo.

Đối với cô giáo tương lai này, có lẽ cú tát ấy là món quà ý nghĩa nhất, không chỉ đối với cô mà đối với cả ngành sư phạm, với một bộ phận người không nhỏ trong xã hội. Cú tát như một bài học làm người, nặng ngàn cân, có sức lay động lớn vô cùng.

Và, ông bố của đứa học trò nhà giàu kia, có ai biết rằng chính là cậu học trò nhà nghèo “khó ba đời” năm xưa trong câu chuyện đã kể trên.
An Nhiên

Thứ Hai, 31 tháng 10, 2011

Phòng ngừa Bệnh Alzheimer


Không phải mọi hiện tượng mất dần trí nhớ – dementia – đều trở thành bệnh Alzheimer. Nhưng đầu óc của chúng ta trở nên cùn lụt khi lớn tuổi là do ảnh hưởng gộp của nhiều yếu tố khác nhau. Yếu tố chính là óc của chúng ta không nhận đủ máu đưa lên đầu, vì mạch máu bị tắc nghẽn, hay bị hở, gọi chung là vascular dementia …Trong cả hai trường hợp đều khiến cho trí nhớ của chúng ta trở nên yếu kém, sự suy nghĩ của chúng ta trở nên loạng quạng (fuzzy), hậu quả bởi việc óc của chúng ta không nhận đủ dưỡng khí (oxygen) và đường (blood sugar).

Nhiều bệnh nhân của căn bệnh Alzheimer không ít thì nhiều đều vướng phải tình trạng vascular dementia. Những trở ngại khi suy nghĩ mà các cụ già gặp phải phần lớn vì máu không đưa lên đầu dễ dàng. Chúng ta có thể ngăn ngừa những rắc rối này, hay sửa chữa những trục trặc đó bằng cách giữ cho mạch máu dẫn máu lưu thông lên não bộ đuợc thông tuông dễ dàng.

Phòng bệnh là biện pháp chúng ta nên làm sớm. Điều này có nghĩa là chúng ta cần làm những gì để giúp máu bơm lên đầu dễ dàng.

1 – Mỗi ngày đi bộ, ít nhất 10.000 bước đi : Hoạt động thể lực giúp máu chạy đều lên óc. Phân bón tự nhiên cho não bộ chính là máu đưa lên đầu. Mỗi ngày ráng bước đi khoảng 10000 buớc chân, bằng cách này hay cách khác để máu từ tim đi lên đầu. Các nghiên cứu khoa học cho thấy các cụ già trên 65 tuổi chịu khó tập thể dục ít nhất 3 lần một tuần tránh được một phần ba rủi ro vướng bệnh Alzheimer. Bạn có thể làm một trong những hoạt động sau đây tuỳ theo sở thích của mình : Đi Bộ, Làm Vườn, hay Khiêu Vũ.

Mỗi ngày đi bộ, ít nhất 10.000 bước đi

2 – Ăn thực đơn có nhiều rau và hoa quả như người Hy Lạp : Rau tươi, trái cây tươi là thức ăn chính cho bộ óc. Trong hoa quả và rau có chứa chất « flovonoids » giúp tăng cường sức mạnh cho hệ thống ngăn ngừa độc tố. Trong một cuộc nghiên cứu nhóm đàn ông đàn bà thích ăn rau quả tươi, uống trà, cà phê, hay rượu nho, có nhiều chất flovonoids. Họ thường có não bộ hoạt động tốt hơn người không dùng rau quả tươi. Và sự suy sụp cuả não bộ tránh được tới 10 năm. Ngoài ra, nhiều cuộc nghiên cứu khác cho thấy mỗi tuần uống vài lần nước ép từ rau quả, sẽ giúp ngừa được 76 % bệnh lú lẫn, hay mỗi ngày uống khoảng 900 mg thuốc bổ để thay thế rau, sẽ giúp tăng sự bén nhậy của trí óc, và giúp trẻ thêm được khoảng 3,5 tuổi.
Hay ăn thực đơn của dân Địa Trung Hải : ăn uống hàng ngày giống thực đơn của người Ý và người Hy Lạp, gồm có rau tươi, hạt đậu (grain), dầu olive, cá, và các loại hạt (nuts) sẽ giúp áp huyết giữ ở mức tốt.
Ăn theo kiểu dân Địa Trung Hải sẽ giúp đầu óc minh mẫn sáng suốt tránh được bệnh Alzheimer khoảng 48 %.

3 – Cương quyết từ bỏ những thói hư, tật xấu như hút thuốc lá, và nghiện rượu. Thuốc lá chứa độc tố rất hại cho não bộ, vì thế người hút thuốc lá có nhiều rủi ro bị Alzheimer hơn người không hút thuốc đến 80 %.

4 – Đừng uống rượu mạnh quá độ. Đa số những người nghiện rượu đều vướng vào bệnh Alzheimer. Đàn bà chỉ nên uống rượu tối đa mỗi ngày một ly thôi. Đàn ông đuợc uống tới hai ly. Uống một chút rượu có lợi cho việc gìn giữ tế bào chất xám. Nhưng uống nhiều quá lại gây nguy hại cho đầu óc, 25 % người bị bệnh mất trí nhớ dính líu đến nghiện rượu.

5 – Ráng duy trì huyết áp ổn định ở mức thấp : Huyết áp cao có thể làm cho mạch máu trên đầu bị hở hay đứt. Chính vì vậy, các chuyên gia y tế nói rằng huyết áp cao là nguyên nhân của 50 % trường hợp gây ra lú lẫn, hư trí nhớ. Chúng ta hãy ráng duy trì huyết áp ở mức thấp – lý tưởng là 115/75 – bằng cách ăn uống lành mạnh, tập thể dục hàng ngày, giữ trọng lượng thân thể thấp, đừng để lên cân, béo mập. Nên theo dõi mức đường trong máu. Bệnh tiểu đường, hay thậm chí sắp sửa bị tiểu đường cũng là dấu hiệu báo trước có thể bị hở mạch máu đầu, gây ra bệnh lú lẫn. Bệnh tiểu đường dễ làm các mạch máu nhỏ bị hở, và chảy máu trong não.

6 – Tránh đừng để bụng phệ : Vòng bụng ở tuổi trung niên to báo hiệu trước có thể bị vướng bệnh lú lẫn khi về già. Cuộc nghiên cứu theo dõi 6000 người đưa ra kết quả cho thấy cái bụng phệ rất hại cho động mạch chính dẫn máu về tim, và máu lên đầu. Vì thế cho nên chúng ta nên cố gắng duy trì vòng bụng dưới 35 inches* cho các bà, và dưới 40 inches cho các ông.

Chỉ có một bộ phận nên gìn giữ cho to lớn. Đó chính là não bộ của bạn.

* 01 inch (số nhiều là inches) tương đương 25, 4 mm

Nguồn: Kim Sơn’s Email Sưu tầm – lamtuvi@gmail.com

Thứ Sáu, 14 tháng 10, 2011

Cấp cứu tai biến mạch máu não

Tai biến mạch máu não. Xin nhớ ba chữ: CNG là ''cười, nói, giơ''

Bạn chỉ tốn vài phút để đọc mấy điều đơn giản dưới đây, mà có thể cứu được mạng người.

Một chuyên viên điều trị nói rằng, nếu ông ta có thể đến với nạn nhân tai biến mạch máu não trong vòng 3 tiếng đồng hồ, ông ta có thể hoàn toàn đảo ngược ảnh hưởng của tai biến mạch máu não.

NHẬN DIỆN - TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO

Trong bữa tiệc BBQ, một người bạn bị mất thăng bằng suýt ngã, bà ta trấn an mọi người là bà không sao cả, chỉ bị trượt trên gạch và đôi giày mới… Vài người đã giúp phủi bụi cho bà (thay vi kêu xe cứu thương) và làm cho bà một đĩa thức ăn mới. Bà Ingrid tiếp tục cuộc vui cùng bạn bè cho đến hết buổi chiều.

Mọi người mới về đến nhà, thì nhận được điên thoại của chồng bà Ingrid, báo tin là vợ ông đã đuợc đưa vào bệnh viện lúc 6 giờ chiều, và đã qua đời vì tai biến mạch máu não trong bữa tiệc BBQ. Nếu có người biết cách nhận ra triệu chứng tai biến mạch máu não, có lẽ bà Ingrid có thể vẫn còn sống với chúng ta hôm nay.

XÁC ĐỊNH - TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO

Hệ thần kinh não bộ của nạn nhân tai biến mạch máu não có thể bị tàn phá nhanh chóng và kinh khủng khi những người chung quanh không phát hiện ra được các triệu chứng của tai biến mạch máu não. Thực ra, một người bàng quan có thể nhận diện được tai biến mạch máu não bằng cách bảo nạn nhân làm ba việc giản:

C. Yêu cầu người đó Cười.

N. Yêu cầu người đó Nói.

G. Yêu cầu người đó Giơ tay lên.

Nếu người đó bị trở ngại bất cứ điều nào kể trên, bạn hãy gọi xe cấp cứu ngay tức khắc.

Ghi chú:

Còn một dấu hiệu khác về tai biến mạch máu não là LƯỠI của nạn nhân bị CONG, hoặc bị LỆCH về một bên. Đó cũng là triệu chứng của tai biến mạch máu não. Nếu mỗi người nhận được Email này, và gởi đi cho 10 người thì ít nhất có một mạng người được cứu sống.

Chỉ với một cây kim, ta có thể cứu được mạng người

Kính thưa quí vị, có thể quí vị đã đọc những dòng chữ này rồi. Nhưng chúng tôi muốn trích dịch ra tiếng Việt và phổ biến rộng rãi, với hy vọng có thể cứu được mạng người trong cơn nguy cấp, khi chờ đợi được các chuyên viên Y-tế săn sóc.

Chỉ cần một ống tiêm thuốc (loại dùng xong rồi phế thải, bằng nhựa), hoặc một cây kim may, là chúng ta có thể cứu mạng một bệnh nhân đang bị chứng tai biến mạch máu não (stroke). Việc cứu chữa thật đơn giản và dễ dàng lạ lùng, nhưng có thể mang đến những kết quả cũng không kém lạ lùng và hữu hiệu. Chúng ta chỉ cần một phút để đọc tài liệu này. Các điều ghi trong tài liệu quả là những hướng dẫn tuyệt vời.

Xin quí vị ghi nhớ hoặc lưu giữ tài liệu này để sẵn sàng áp dụng vì, biết đâu, một ngày nào đó, quí vị sẽ dùng đến để cứu sống mạng người.

Cô Irene Liu kể chuyện: “Cha tôi bị tê liệt và chết sau đó vì ông là nạn nhân của bệnh tai biến mạch máu não. Ước chi tôi biết được thủ thuật này từ trước. Khi tai biến mạch máu não xảy ra, tất cả những tia huyết quản nhỏ trong não bộ sẽ từ từ vỡ ra sau đó.”

Khi gặp bệnh nhân bị tai biến mạch máu não, chúng ta phải giữ bình tĩnh, đừng cuống quít. Điều quan trọng nhất là ĐỪNG BAO GIỜ DI CHUYỂN NẠN NHÂN, bất kỳ là họ đang bị nạn ở đâu. Vì nếu nạn nhân bị di chuyển, các tia huyết quản trong não bộ sẽ vỡ ra. Từ từ giúp bệnh nhân ngồi thẳng dậy, và chúng ta có thể bắt đầu công việc “rút máu”.

Nếu quí vị có sẵn một ống tiêm thuốc, thì tốt nhất, nếu không thì một cây kim may, hay một cây kim gúc, cũng có thể giúp chúng ta được.

1- Trước hết, chúng ta hảy hơ nóng kim bằng lửa (bật lửa, đèn nến) để sát trùng, rồi dùng kim để chích trên MƯỜI ĐẦU NGÓN TAY.

2- Chúng ta không cần tìm một huyệt đặc biệt nào cả, chỉ cần chích vào đầu ngón tay, cách móng tay độ một ly (milimetre).

3- Chích kim vào cho đến khi có máu rỉ ra.

4- Nếu máu không chảy, nên nặn đầu ngón tay cho đến khi thấy máu nhỏ giọt.

5- Khi máu đã chảy từ cả mười đầu ngón tay, thì chờ vài phút, bệnh nhân sẽ tỉnh dậy.

6- Nếu miệng bệnh nhân bị méo, chúng ta phải nắm hai (lỗ) tai của bệnh nhân kéo mạnh, cho đến khi hai tai đều ửng màu đỏ.

7- Châm vào dái tai (ear lobe) hai mũi mỗi bên cho đến khi máu nhỏ giọt từ mỗi dái tai. Sau vài phút, bệnh nhân sẽ tỉnh lại. Chúng ta hãy kiên tâm chờ cho đến khi bệnh nhân hoàn toàn hồi tỉnh và không có một triệu chứng nào khác thường mới mang bệnh nhân đến bệnh viện.

Vì, nếu nạn nhân được chuyên chở vào bệnh viện sớm hơn, có thể những dằn xóc của xe cứu thương sẽ làm cho các mao quản (capillaries) trong não bộ bị vỡ ra. Nếu sau đó mà họ còn có thể đi đứng được, thì đúng là do phúc đức của Tổ Tiên họ.

Cô Liu nói tiếp: “Tôi học cách cứu chữa qua cách làm xuất huyết này từ một Thầy Đông Y tên Hà Bảo Định (Ha Bu-Ting). Ngoài ra, tôi còn có cơ hội áp dụng phương pháp này nữa. Vì thế, tôi khẳng định là phương pháp hữu hiệu 100%. Năm 1979, tôi đang dạy tại Đai học Fung-Gaap ở Đài Trung. Một buổi trưa nọ, tôi đang giảng bài trong lớp, một giáo sư khác chạy xổ vào lớp, vừa thở, vừa nói: ''Cô Liu, đến gấp dùm, ông Giám Sự của chúng ta đang bị tai biến mạch máu não.''

Tôi chạy lên lầu 3 ngay tức thì và thấy ông Giám Sự của chúng tôi là Trần Phúc Tiên, mặt mày nhợt nhạt, tiếng nói ngọng nghịu, và miệng thì méo xệch qua một bên. Ông hội đủ tất cả những triệu chứng của một người đang bị tai biến mạch máu não. Tôi bảo một sinh viên đang thực tập tại Đại Học đến Dược Phòng bên ngoài mua cho tôi một ống tiêm. Tôi dùng kim tiêm để châm đầu mười ngón tay của ông Trần cho đến khi mỗi đầu ngón tay có một giọt máu cỡ hạt đậu. Sau vài phút, mặt ông Trần đã nhuận sắc trở lại, và mắt ông cũng đã bắt đầu có thần. Nhưng miệng ông thì vẫn méo, nên tôi kéo hai tai ông cho đến khi nó đều đỏ vì máu đọng, rồi châm vào mỗi bên dái tai hai mũi để hai giọt máu tươm ra.

Khi hai giọt máu hai bên dái tai được rỉ ra, một phép lạ đã xảy ra. Chỉ nội trong vòng từ 3 đến 5 phút, miệng ông ta từ từ trở lại hình dạng nguyên thủy, và tiếng nói của ông cũng trở lại bình thường. Chúng tôi để ông nghỉ ngơi một lúc, rồi rót cho ông một tách nước trà nóng, rồi đưa ông đi đến bệnh viện Ngụy Hoa gần đó. Ông nghỉ ngơi tại bệnh viện một đêm, rồi hôm sau lại trở về nhiệm sở làm việc. Sau đó, mọi việc đều bình thường. Ông không có triệu chứng nào nguy hại sau đó. Trái lại, các nạn nhân của bệnh tai biến mạch máu não thường khó trở lại bình thường, vì các tia máu trong não bộ bị vỡ trong khi xe cứu thương di chuyển họ đến bệnh viện. Kết quả là không thể làm cho họ vãn hồi lại trạng thái cũ.

Theo các thống kê, hiện nay, bệnh tai biến mạch máu não là nguyên nhân giết chết người ta hàng thứ nhì. Những người may mắn thì có thể sống còn, nhưng phải mang tật nguyền suốt đời. Đó là một tai họa khủng khiếp có thể xảy đến cho một cá nhân. Nếu chúng ta có thể ghi nhớ phương pháp cho xuất huyết trên đây, để có thể giúp đỡ những nạn nhân của căn bệnh quái ác này, để áp dụng tức thời trên nạn nhân, thì chỉ trong một thời gian ngắn, bệnh nhân sẽ tỉnh lại và được phục hồi 100%.

Chúng tôi hy vọng là quí vị có thể phổ biến tài liệu này để bệnh tai biến mạch máu não không còn là một căn bệnh giết người như hiện nay nữa.

(xin phổ biến , bài st :net )


Thứ Năm, 13 tháng 10, 2011

"Té..."

Một câu chuyện cực vui được anh Trần Ngọc Luyện gởi qua ,mình xin phép được đăng lên để mọi người cùng "hưởng" chút cười cho thoải mái nghen....:D

Có một linh mục(LM) già về coi một xứ đạo. Khi ra tòa giải tội, ông nghe nhiều tín dồ xưng tội ngoại tình. Chán vì con chiên quá bê bối, Ông bèn giảng trên nhà thờ rằng :"Kể từ hôm nay, nếu tôi còn nghe ai xưng tội ngoại tình thì tôi sẽ bỏ xứ đạo này để về lại nhà dòng" .
Hội đồng giáo xứ (HDGX) bèn triệu tập các giáo dân tìm biện pháp.
Cuối cùng họ đều đồng ý là hễ ai phải xưng tội ngoại tình thì cứ nói là ...bị té. "Thưa cha con bị té .. 4 lần chẳng hạn" .
Rồi thời gian trôi qua đi, vị Linh Mục già chẳng còn phải nghe chữ " Ngoại Tình" nên cả xứ vui vẻ , ai đi thì cứ đi, ai té thì cứ...té.
Thế rồi một ngày kia. vị LM già qua đời, Một LM trẻ về thay thế coi xứ.
Một hôm ông LM trẻ hỏi với ông chủ tịch HDGX: Này ông chủ tịch, xứ ta đường xá thế nào, mà giáo dân cứ bị té hoài vậy ông?
Ông chủ tịch không nín được cười. Ông đã định nói chuyện này với ông LM mới nhưng chưa có dịp.
Thấy ông chủ tịch cứ nhăn răng ra cười ông LM trẻ bực mình:
__,-_Ông cười cái gì? Tuần rồi vợ ông đã nói là bị té ba lần rồi đó!

Tiếp theo là phần thêm thắt của tinhcachoem nà....:D

Và đây là ni dung bui xưng ti ca Bà Hi đng.
_Thưa cha con xin xưng ti ạ!
_Con mc ti gì?
_Thưa Cha con...té...ạ!
_Té thì con vào bnh vin ch ti đây xưng ti làm gì..
_Thưa cha hi nào gi ai té cũng phi xưng ti đy !
V LM tr suy nghĩ người tin nhim ca mình chc có lý do gì đó nên mi ra cái điu lut kỳ cc này nên cũng gt gù :
_ thì con xưng ti đi...
_Thưa cha ! Hôm qua con đang đi ngoài đường cht gp li người quen ngày xưa !
_ ! thế thì vui ri...
_Da! ...Con mng quá nên chy đến ôm chầm lấy người ấy ạ!
_Đúng rồi ! Gặp lại người quen cũ mình phải biểu lộ tình cảm như thế chứ !
_Vậng ạ! Thế rồi con …con…té…ạ!
_ Cái gì cũng từ từ ,con gấp thế …té… là phải rồi…
_Người ấy thấy thế nên dìu con đi ạ!
_Thế mới là bạn tốt chứ!Người ấy dìu con đi băng bó à!
_Không ! Người ấy dìu con vào nhà nghỉ ạ!...
_ Thế cũng tốt !Chắc con bị nhẹ …nghỉ một chút là khỏe chứ gì..
_Dạ! Và rồi hai chúng con… tâm sự với nhau ạ!
_Ừ thì lâu ngày gặp nhau phải tâm sự cho thỏa chứ…
_ Thế rồi con…té …ạ!
_Ui! Sao con dễ té thế?
_Không hiểu sao gặp lại người ấy con cứ té hoài …Con té thêm một lần nữa rồi người ấy mới đưa con về…
_ Vậy là con té tới 3 lần…khổ thân con chưa…!!!Đường xá thế nào mà dễ té thế không biết?!
_ Dạ ! Khổ thân con cha ạ! Nên con đến xưng tội để xin Cha xá tội cho con ạ!
-Thôi được rồi! Cha xá tội cho con rồi đó con về đi …Này coi chừng té nữa đấy nhé…!!
_ Dạ! Cám ơn Cha …….

Thứ Hai, 3 tháng 10, 2011

Nói Về Bệnh Tiểu Đường ......

B.S. Vũ Quí Đài, M.D., Ph.D.,

Bệnh tiểu đường (Diabetes mellitus, thường nói tắt là diabetes) là do lượng đường (nói chính xác là đường glucose) trong máu quá cao.
Tại sao đường bị cao?
Khi ăn món lòng chay, ngoài món tim, gan, ta còn thấy có lá miá, thái ngang thì hình tam giác. Cơ thể con người cũng có lá miá, hình dáng tương tự như lá miá heo, nằm ép dưới bao tử chỗ đầu ruột non. Lá miá có hai phận sự chính. Một là giúp tiêu hóa đồ ăn trong ruột, hai là sinh chất insulin, một nhân tố quan trọng trong việïc điều hòa lượng đường trong máu. Nhờ có insulin, mà đường được đưa đến các tế bào đẻ sinh năng lượng (cần cho cơ thể hoạt động cũng như máy xe cần xăng vậy). Nếu insulin tiết ra không đủ, hay là vì cớ gì tế bào tiếp nhận insulin không đủ, thì lượng đường trong máu sẽ tăng cao mà sinh bệnh.
Còn nguyên nhân sâu xa, tại sao người này bị, người kia không, thì có vẻ như có yếu tố di truyền, cha mẹ có người bị thì con cái dễ bị bệnh hơn.

Click vào Đây để xem tiếp


Hiệu Quả Từ Trái Sung Chữa Tan Sỏi Mật...


image

Hình của Cháu PHAN NGUYỄN HOÀI LINH

Tôi tên là Phan văn Nghiêm sinh năm 1973

Địa chỉ Tam Hiệp, Núi Thành Quãng Nam Đà Nẵng

Là giáo viên dạy cấp 1 Trường Nguyễn văn Trỗi. Tam Xân 2 huyện Núi Thành

Từ đầu năm 2011 Con gái tôi ( cháu Phan Nguyễn Hoài Linh Sinh năm 2005, nay được 6 tuổi )có những triệu chứng đau tức sườn ngực, hay làm mệt, ăn gì vào thì ói ra hết, cho đến ngày 14 tháng 04 năm 2011 gia đình tôi đưa cháu đi khám, siêu âm mới phát hiện cháu nó bị “sỏi mật”. nằm viện tuần lễ theo dõi, bác sĩ đề nghị phẩu thuật.

Tôi xét thấy cháu nhà còn bé, còn trong tuổi chơi tuổi học mà đi mổ thì cũng lo sợ rồi biết có chuyện gì sẽ xảy ra, nên xin cho cháu xuất viện về thăm hỏi, dò tìm một phương pháp nào đó để tránh phẩu thuật cho cháu.

Tình cờ xem trên mạng Internet, gặp được bài viết “trái sung chữa tan sỏi mật điều mà ít ai biết” của Tác giả là Lương y Phan văn Sang đăng trên trang www.daophatngaynay cũng như bài viết này được phát tán qua nhiều trang web khác.

Sau khi xem kỹ và dò tìm liên lạc được điện thoại số 0902323549 và địa chỉ mail của Lương y Sang (luongy_sang@yahoo.com) đang hành nghề Đông y tại Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh, tôi đã được ông tận tình hướng dẫn hái nhiều trái sung xanh xắc mỏng phơi khô sao vàng, mỗi ngày dùng khoảng 250 gam sắc cho cháu Linh nhà tôi uống.

Sau hơn 1 tháng cháu uống nước sắc Trái sung thì hiện tượng làm mệt, tức ngực sườn giảm dần rồi hết và đặc biệt cháu ăn ngon, ăn không còn ói nữa, cháu có da thịt hẳn ra.

Cho đến ngày 09 tháng 6 năm 2011 đi siêu âm và khám lại, chúng tôi thật vui mừng khi nghe Bác sĩ đã cho gia đình biết mật cháu Hoài Linh sạch trơn không còn sỏi nữa.

Nay gia đình tôi chân thành biết ơn trang www.daophatngaynay.com , và các trang web khác đã phổ biến bài thuốc đó.

Cám ơn lương y Phan Văn Sang tác giả bài viết, đã đem lại sức khỏe cho cháu Hoài Linh và niềm vui cho gia đình chúng tôi.

Hy vọng phương thuốc quý, rẻ tiền này sẽ giúp được nhiều người tự chữa trị hết chứng bệnh sỏi mật như con gái nhà tôi.

Kết quả siêu âm cuối cùng cháu đã hết sỏi

PHAN VĂN NGHIÊM

Giáo viên TPTCS cấp 1 Trường Nguyễn văn Trỗi.

Thêm một phương thuốc quý đơn giản và rẻ tiền để chữa bịnh

Cha cưới vợ đi, cha ơi!.......


Thứ Hai, 03/10/2011 08:40

Đầu tháng, cha lặn lội lên thành phố thăm hai chị em. Cha vác một bao lủ khủ nào ốc lác, cua đồng, bông điên điển, khô, mắm… “Cha nghe xã thông báo năm nay nước lớn hơn mọi năm nên cha phải ở nhà lo hộ đê, cứu lúa. Sợ tụi con trông nên cha lên sớm”- cha vừa trút mọi thứ ra, vừa bảo.

Mẹ tôi đã vĩnh viễn nằm lại đâu đó giữa đồng nước mênh mông...

Tôi nhìn mái tóc đã qua bao mùa mưa nắng của cha mà không khỏi nao lòng. Bé Ba, em tôi buộc miệng: “Cha ơi, sao bữa nay tóc cha bạc nhiều quá vậy? Lần trước cha lên đâu có? Cô Út có qua thăm cha không?”. Bé Ba hỏi dồn nhưng cha vờ như chẳng nghe, vẫn tiếp tục hết sắp cái này, lại soạn cái kia… Cuối cùng, tôi phải lên tiếng: “Cha ơi, dạo này cô Út ra sao rồi? Cô có hay qua thăm cha không?".

Đến nước này thì cha phải trả lời: “Lâu rồi không thấy qua...”. Cả tôi và Bé Ba đều ngạc nhiên: “Sao vậy cha?”. Cha nhíu mày: “Cái gì mà sao với trăng? Cha biểu cổ đi lấy chồng nên cổ giận”.

Cô Út là người ở cùng xóm với nhà tôi. Từ ngày mẹ tôi mất, cô đã tới lui thăm nom, chăm sóc 3 chị em tôi. Không chỉ trong gia đình mà bà con chòm xóm đều nói vào. Vậy mà cha vẫn làm thinh. “Cha nói vậy thì cô Út giận là phải rồi. Thôi, cha về làm lành với cô Út đi”- Bé Ba thủ thỉ. Nhưng cha lắc đầu: “Già rồi chớ có phải con nít đâu mà giận hờn...”.

Có lẽ vì vậy mà tóc cha bạc đi nhiều. Lần này lên thăm hai chị em, cha không vui như những lần trước. Tôi không nhắc nữa nhưng hôm sau, khi đưa cha ra xe trở về Cao Lãnh, tôi ngập ngừng: “Cha à, con kiếm được việc làm rồi, có thể phụ cha lo cho mấy đứa nhỏ... Mẹ con mất cũng lâu rồi. Con thấy cô Út thương cha thật lòng. Cha ơi, cha cưới vợ đi cha... ”. Cha tôi quay đi, mãi lát sau mới trả lời: “Cha cũng biết vậy nhưng cha không quên được mẹ... Phải chi hôm đó cha không bịnh thì mẹ đâu phải ra đồng...”.
Chuyện xảy ra đã hơn 10 năm mà cha cứ day dứt. Nửa đêm hôm đó cha bị sốt, đến sáng thì mệt lả không đi thăm lưới được. Trời mưa lâm râm, mẹ chèo ghe đưa tôi và Bé Ba qua sông đi học. Khi quay về, mẹ dặn: “Lát trưa tụi con quá giang người ta về nghen. Cha bịnh, mẹ phải đi thăm lưới rồi ra chợ xã mua thuốc cho cha nên không kịp rước tụi con”.

Mẹ quay về một lát thì trời nổi giông mưa. Gió mạnh đến nỗi mấy cây phượng trong sân trường bị trốc gốc. Nhà trường cho học sinh nghỉ học nhưng phải quá trưa, chúng tôi mới tìm được ghe để quá giang qua sông về nhà.

Đến nhà, thấy bếp núc lạnh tanh, cha nằm thiêm thiếp trong buồng, còn mẹ và em út không thấy đâu, tôi gọi cha dậy: “Cha bớt bịnh chưa? Mẹ đâu cha?”. Đến lúc ấy, cha tôi mới giật mình. Trời đang mưa, người đang sốt xật xừ mà cha cứ lao ra bờ kênh...

Xế chiều, mấy người đi hái bông điên điển bắt gặp chiếc ghe trên đó có một đứa bé chừng 4-5 tuổi nằm thoi thóp, sợi dây cột chặt chân nó được luồn qua cái lỗ lù của chiếc ghe. Một rổ bông điên điển, mấy con cá mắc lưới có con đã chết nằm phơi bụng... Người ta đưa thằng bé về trạm xá của xã. Có người quen nhận ra nó là thằng em út của tôi. Đêm đó, cả xóm đốt đuốc đi tìm mẹ tôi. Còn cha tôi thì chống xuồng quần nát cánh đồng sau nhà... Nhưng mẹ tôi đã vĩnh viễn nằm lại đâu đó giữa đồng nước mênh mông...

Sau này cha tôi kể lại, sáng đó, nghe mẹ nói đi thăm lưới, cha đã rầy: “Bỏ một bữa đi, có sao đâu”. Nhưng mẹ không chịu: “Uổng lắm! Ba nó vô nằm nghỉ đi, em gỡ lưới xong là về liền”. Lúc đó cha mệt quá nên cũng không đủ sức cản mẹ: “Ừ, nhớ về sớm; phải cột thằng nhỏ lại, không thôi nó té...”.

Cha vô nhà, mệt quá nằm thiếp đi. Không ngờ đó là những lời cuối cùng cha nói với mẹ... Không ai biết chuyện gì đã xảy ra giữa đồng nước Tháp Mười hôm đó, ngoại trừ thằng út. Nhưng nó còn quá nhỏ để giải thích mọi chuyện. Sau này, thỉnh thoảng chúng tôi nhắc mẹ thì nó bảo: “Mẹ té xuống nước rồi mất tiêu luôn. Em kêu lớn lắm mà mẹ không nghe...”.

Mẹ mất, cha lầm lũi như một cái bóng. Cứ đến mùa nước nổi, cha lại ra bờ kênh ngóng tìm. Có hôm cha uống rượu rồi chống xuồng đi tới khuya... Có lần, cô Út phải đưa cha về.

Thoạt đầu chúng tôi rất ghét cô Út vì sợ cô sẽ trở thành mẹ kế của mình. Tôi rất ám ảnh với nhân vật Tào Thị trong chuyện Tấm Cám nên hễ thấy mặt cô Út là chúng tôi hấy nguýt, gầm gừ...

Năm tôi mười lăm tuổi, cha bảo sẽ cho hai chị em tôi ra thị xã học nhưng tôi nhất định không chịu mà đòi học ở thị trấn. Tôi dấm dẳn: “Cha bắt con đi để ở nhà cha rước bà Tào Thị về hả?”. Cha ôm hai chị em tôi vào lòng: “Cha muốn lo cho tương lai của các con chớ không muốn rước ai về hết. Phải học thì mới thoát khỏi cảnh nghèo đói như cha mẹ...”.

Nói vậy rồi cha lặng thinh, tôi biết cha lại nhớ mẹ.

Thế là tôi không dám cãi. Nhưng để ngăn chặn từ xa, hai chị em tôi cứ đột kích về liên tục. Từ thị xã phải đạp xe gần hai chục cây số mà tôi và Bé Ba cứ thay nhau về. Giờ giấc về cũng không cố định, khi cuối tuần, khi giữa tuần, có khi 8-9 giờ tối về rồi sáng sớm hôm sau lại đi... Và một trong những lần đột kích ấy, tôi đã bắt gặp tại trận cha và người phụ nữ ấy.

Hôm đó tôi về tới nhà thì đã gần 10 giờ đêm. Vừa mệt, vừa đói nhưng không thấy cha, tôi bực dọc đi tìm. Kết quả là tôi thấy cha và cô Út ngồi ngoài bờ kênh. Tôi quyết rình xem họ nói gì với nhau. Tôi ngồi rất lâu mà chẳng nghe hai người nói gì, chỉ có tiếng cô Út khóc tấm tức. Rất lâu sau, cha mới lên tiếng: “Tôi biết Út thương tôi nhưng ngặt nỗi mấy đứa nhỏ không chịu... Thôi, Út coi chỗ nào đàng hoàng thì ưng đại đi. Lớn tuổi rồi còn kén chọn làm gì...”.

Nghe đến đây, tôi lẳng lặng bỏ vô nhà. Từ hôm đó, tôi không còn ghét cô Út nữa, cũng không “đột kích” về bất tử để rình xem cha có chặt dạ với mẹ không... Dần dà, cả ba chị em tôi đều thương cô Út lúc nào không hay.

Ngày tôi thi đậu đại học, trước lúc lên Sài Gòn học, tôi đã qua nhà cô: “Trước đây tụi con có gì không phải, cô bỏ qua cho tụi con nghen. Con muốn cô về bên nhà con ở với cha cho vui...”. Nhưng cô lắc đầu: “Không được đâu con. Cha con chặt dạ lắm”.

Tôi lên Sài Gòn học được hai năm thì Bé Ba cũng thi đậu đại học. Cha quyết định thuê nhà cho hai chị em ở vì “ở ký túc xá thì mỗi đứa một nơi, cha không yên tâm”. Tôi biết, để có tiền tháng tháng gởi cho chúng tôi trả tiền nhà, cha phải làm lụng rất nhiều. Thương cha, hai chị em vừa học, vừa kiếm việc làm thêm.

Bé Ba có khiếu “gõ đầu trẻ” nên nhận dạy kèm cho mấy đứa học trò tiểu học, còn tôi thì được nhận vào làm chân chạy bàn ở một quán ăn. Tiền kiếm được cũng đủ trang trải học phí và mấy thứ linh tinh. Khi biết chuyện, cha nổi giận: “Cha còn đủ sức lo cho tụi con mà!”. Thấy cha giận, chúng tôi hoảng quá, không dám trả lời nhưng từ đó, tháng tháng nhận tiền cha gởi lên, hai chị em không xài gì mà đem gởi tiết kiệm. Bé Ba nói: “Mình để dành cưới vợ cho cha nghen chị hai”. Tôi tán thành: “Ừ, em nói phải đó”.

3 năm qua, số tiền đó giờ có thể sắm được một lượng vàng. Tôi bàn với Bé Ba: “Chị hỏi bác Năm chủ nhà rồi. Đám cưới thì phải có nhẫn, có bông, dây chuyền. Rồi còn phải sắm sửa đồ đạc cho cô dâu nữa...”. Nói đến hai tiếng “cô dâu” hai chị em tôi ôm bụng cười vì tưởng tượng ra cảnh đám cưới cha và cô Út.

Cách hôm cha tôi lên hai tuần thì hai chị em tôi tranh thủ thứ bảy chạy về nhà. Thấy chúng tôi, cha hết hồn: “Có chuyện gì mà về bất tử vậy con?”. Bé Ba không nói không rằng chạy vô bếp lục cơm nguội, còn tôi thì làm mặt nghiêm trọng: “Có chuyện tụi con mới về. Cha lên nhà trên đi, con nói chuyện này cho cha nghe”.

Tôi vào đốt nhang cho mẹ rồi bảo cha ngồi xuống trước bàn thờ. Tôi khấn mẹ: “Mẹ ơi, hôm nay tụi con về xin phép mẹ đi cưới vợ cho cha. Cha bây giờ yếu rồi mẹ à. Tụi con ở xa, không có ai chăm sóc cho cha. Lỡ cha đau ốm bệnh tật thì biết làm sao... Con thấy cô Út thương cha thiệt lòng, mẹ cho phép chúng con rước cô về sống với cha nghen mẹ...”.

Tôi chỉ nói được đến đó thì nghẹn ngào, còn cha tôi thì đứng dậy bỏ ra ngoài.

Đêm đó, cha ngồi rất lâu trên bờ kênh. Gió thổi nhiều, cha lạnh ngồi co ro nên thấy dáng cha thêm gầy gò, tội nghiệp...
Cha hứa rồi, đợi đến đám giỗ mẹ năm nay, cha sẽ qua rước cô Út về.

Mấy chị em tôi rất mừng vì ngày ấy không còn xa nữa...
Thêm một bài viết hay đem lại xúc động cho người đọc....
Sa Giang
(http://nld.com.vn/20111001100730628p0c1030/cha-cuoi-vo-di-cha-oi.htm)

Thứ Sáu, 2 tháng 9, 2011

"Khép"

Nhân đọc bài "Chẻ" của tác giả Nguyễn Văn Phúc Lộc _Nguyễn Lam Kiều bên nhà Tây Sơn mình cảm thấy có gì đó "gay gắt" quá ...chợt cảm hứng nên bài thơ "khép" để đáp từ...


"Chẻ"

Chẻ sương chẻ bụi chẻ bùn
Chẻ hạt mưa nặng trĩu cùng nước mây
Chẻ cho tan nát đời lầy
Chẻ cho mớ gánh hoa gầy đau thương
Chẻ không khí chẻ lạch mương
Chẻ từng ngọn gió đau thương đất trời
Chẻ trùng điệp điệp sóng khơi
Chẻ mù mịt bụi chơi vơi tanh bành
Chẻ vào đám khói lanh quanh
Chẻ cho gãy khúc những mành u mê
Chẻ chẻ chẻ…

Quy Nhơn, NVPL – NguyenLamKieu – 8/2011

"Khép"

Khép lại đôi bàn tay
Nguyện cầu cho nhân thế
Khép lại đôi mắt lệ
Trôi đi những tủi hờn
Khép lại ,khép lại hơn
Những ưu tư phiền muộn
Khép lại bao ham muốn
Cho cuộc sống bình an
Khép lại cái hoang đàng
Để đời còn lẽ sống
Mở ra tia hy vọng
Cho kẻ lạc lối đường
Đừng khép lại tình thương
Bởi đời là bể khổ…
Tham ,sân.si,hỉ,nộ,ái,ố….
Có tránh được là bao !
Thôi thì khép lại mau
Cho lòng mình thanh thoát…..
............................

Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2011

Mừng Sinh Nhật bà xã Thy Xuân....và kỷ niệm 30 năm ngày cưới...

Lại một mùa "sinh" nữa đi qua
Vẫn mộng vẫn mơ vẫn "điệu đà"
Long lanh mắt biếc như thầm "liếc"
Có biết rằng đang tuổi năm ba....

Có biết rằng em tuổi năm ba....
Vẫn trẻ vẫn xinh vẫn mặn mà...
Vẫn như cô gái đang "mừ tám"...:D
"Ấp ủ" trong lòng... "mộng dưới hoa"...:D :D


Thứ Tư, 24 tháng 8, 2011

Lắng đọng....Người tình của Cha......

Bài viết thật mộc mạc nhưng mình thấy thật hay và thật cảm động .Có thể nói khi đọc xong ai cũng sẽ lắng đọng một chút gì cho riêng mình ....Mời đọc bài viết dưới đây của tác giả Tuyết Anh đăng trên báo NLĐ


Người tình của cha
Thứ Tư, 24/08/2011 08:15
Mẹ nhịp nhịp cái roi tre lên mông chị ta: “Nè, cô có biết anh Tám là chồng tui không? Biết sao còn dám rù quến? Đàn ông nào cũng có thói trăng hoa, không ít thì nhiều. Chồng tui không có lỗi... Tui đánh cô 20 roi cho cô chừa”. Người phụ nữ kia run lẩy bẩy nhưng không dám trả treo. Còn mẹ tôi thì chỉ nói được vậy rồi... xỉu!

Cha tôi nói, trong gia đình, quan trọng là người đàn bà. Giữ được êm ấm hay đổ vỡ cũng là do người đàn bà.

Mẹ tôi mất cách nay đã 10 năm. Kể từ ngày ấy, cha chưa một lần rời khỏi cái tổ ấm chứa đựng 50 năm hạnh phúc với 10 đứa con “trứng gà, trứng vịt” của cha mẹ. Cha bảo, cha không muốn đi đâu khi không có mẹ.

Ấy vậy mà vừa rồi thằng Út gọi điện: “Cha nói muốn lên Sài Gòn thăm con cháu một chuyến”. Tụi tôi thấy lo lo. Người ta hay nói, một người già bỗng dưng muốn đi thăm bạn bè, thân hữu, cháu con thì chắc chắc sẽ có thay đổi lớn. Dù vậy, nghe bảo cha chịu đi chơi thì mấy anh em tôi rất mừng, vội vàng mướn xe về đón cha lên. Mấy anh em phân công nhau: cha ở với mỗi đứa 1 tuần. Cứ thế mà xoay tua. Nếu hết tua mà cha vẫn còn muốn ở chơi thì bắt đầu làm lại tua thứ hai. Thỏa thuận xong đâu đấy rồi vậy mà bỗng dưng cha đổi ý: “Cha ở với vợ chồng con Bảy. Trước nay con Bảy nấu ăn giống mẹ, cha vừa miệng nhất”.

Vậy là tôi, con Bảy cuống quýt dọn dẹp nhà cửa để đón cha về. Biết ý cha, ngày nào tôi cũng hỏi: “Hôm nay cha muốn ăn gì để con mua?”. Cha bảo: “Cha lớn tuổi rồi, ăn uống bao nhiêu đâu, gì cũng được”. Tuy cha nói vậy nhưng ngày nào tôi cũng cố gắng đổi món. Hôm thì cá rô kho tộ, bữa thì tôm kho tàu, thịt ba rọi nướng; bữa thì tôi nấu bánh canh, bún bò cho cha ăn... Theo thói quen, hôm nào tôi cũng chờ cha gắp vài đũa rồi hỏi: “Cha ăn được không cha?”. Cha gật đầu: “Con là đứa biết ý cha nhất”. Thấy vậy, 2 thằng con tôi cũng bắt chước. Mỗi khi lên bàn ăn, tụi nó lại tranh nhau hỏi: “Ông ngoại, ngon không ông ngoại?”. Cha tôi xoa đầu hai thằng cháu: “Ngon. Nhưng mẹ con nấu không giống bà ngoại nấu...”.

Sau câu nói, tôi thấy mắt cha rơm rớm. Có lẽ cha nhớ mẹ. Mấy chục năm vui buồn, tôi chưa bao giờ nghe cha mẹ nặng lời với nhau. Cha không bao giờ kêu mẹ bằng “bà” mà gọi bằng “mẹ sắp nhỏ”. Cha kêu như thế dù “sắp nhỏ” của cha mẹ có đứa đã ngót nghét năm mươi tuổi.

Mãi sau này khi mẹ mất, cha mới kể, lúc đầu, khi ông bà nội đi hỏi cưới mẹ cho cha, cha chê mẹ xấu nên đã bỏ đi biệt xứ. Hơn 3 năm sau, cha trở về, thấy mẹ vẫn còn ở vậy. Lân la làm quen, chuyện trò cha mới phát hiện mẹ là một cô gái hiền lành, đảm đang, hiếu thảo. Cha hỏi, sao mẹ chưa chịu lấy chồng thì mẹ trả lời: “Lấy người bạc bẽo như anh thì thà ở vậy còn hơn”. Lúc đó, cha trở ngược năn nỉ mẹ ưng lấy cha. Năn nỉ riết, mẹ cũng xiêu lòng nhưng giao hẹn: “Lấy tui rồi thì không được lẹo tẹo với mấy đứa xóm trên nghen. Anh mà có gì với tụi nó thì tui chết trước bỏ anh đó”. Cha nghe vậy thì mừng húm vì “mấy đứa xóm trên” đã đi lấy chồng hết trơn rồi.

Vậy là cha mẹ thành vợ thành chồng. Rồi mẹ sinh anh Hai, anh Ba, chị Tư, chị Năm, chị Sáu, con Bảy là tôi và các em Tám, Chín, Mười, Út. Sau này, có những lúc nhà gặp khó khăn, chúng tôi cứ hay cật vấn: “Sao cha mẹ đẻ chi mà nhiều vậy?”. Mẹ cười hiền lành: “Đẻ cho sạch ruột thì thôi chớ có biết gì đâu mà kế hoạch như bây giờ?”.

Cái chuyện cha mẹ đẻ tới 10 đứa con cứ bị chúng tôi đem ra làm đề tài bàn tán mỗi khi có dịp vui vầy. Đứa nào cũng nghĩ, chắc cha mẹ hạnh phúc lắm mới cho ra nhiều con như thế! Mãi sau này, trong một lần anh em tụ tập, anh Hai mới kể lại một câu chuyện mà nghe xong đứa nào cũng ôm bụng cười lăn, cười bò. Chẳng biết anh Hai có thêm thắt hay không nhưng anh cam đoan là “nghe dượng Chín kể sao, anh kể lại i sì...”.

Lần đó mẹ sanh chị Năm được non tháng thì nghe tin cha có vợ bé. Tối tối hai người ngủ với nhau dưới ghe đậu ngoài vàm kinh. Chả là cha tôi buôn trái cây đường dài từ miền Tây lên thành phố, hay chở trái cây đi Sài Gòn bằng ghe mà. Lần đó cha đi 2 ngày thì có người báo cha chưa đi, còn neo ghe ngoài vàm để lên thêm hàng. Họ còn nói, thấy có người phụ nữ thấp thoáng trong mui ghe. Nghe vậy thì mẹ lên cơn ghen. Cái thói thường đàn bà, hễ đụng tới chuyện chồng chung thì đã “ba máu, sáu cơn”, cỡ nào cũng phải bắt tận tay, day tận mặt.

Nửa đêm hôm đó, mẹ mượn chiếc xuồng, bơi ra chỗ cha đậu ghe. Mẹ hành sự êm đến nổi chẳng ai hay biết. Mẹ bò vô mùng rồi mà cha vẫn ngủ say như chết. Bắt gặp tại trận cha với người đàn bà khác, mẹ suýt ngất đi nhưng rồi mẹ bình tĩnh quơ hết quần áo của hai người rồi lia đèn pin vào mặt họ. Khi nhận ra tình thế hiểm nghèo, cha năn nỉ mẹ tha cho và hứa không bao giờ tái phạm. Mẹ chỉ vào mặt cha: “Ông ngồi yên đó, để tui dạy cái đứa dám giựt chồng tui”. Cha sợ thì ít, mà lo mẹ bị lên cơn sản hậu thì nhiều nên ngồi im re.

Mẹ đưa trả quần áo cho người phụ nữ kia, bảo chị ta mặc vào rồi nằm xuống. Chị ta răm rắp làm theo. Mẹ nhịp nhịp cái roi tre thủ sẵn lên mông chị ta: “Nè, cô có biết anh Tám là chồng tui không? Biết hả? Biết sao còn dám rù quến? Đàn ông nào cũng có thói trăng hoa, không ít thì nhiều. Chồng tui không có lỗi. Ảnh mà hư hỏng là tại cô dụ dỗ. Cái thứ đàn bà lăng loàn, hư thân mất nết. Tui đánh cô 20 roi cho cô chừa”. Người phụ nữ kia run lẩy bẩy nhưng không dám trả treo. Còn mẹ tôi thì chỉ nói được vậy rồi... xỉu!

Ấy vậy mà từ đó về sau, cha một lòng, một dạ, không bao giờ dám léng phéng nữa... Thế nên, sau khi mẹ mất, dù đã 10 năm nhưng bữa cơm nào cha cũng xới một chén cơm cho mẹ và rủ rỉ: “Mẹ sắp nhỏ về ăn cơm với tui”. Đã mấy lần chúng tôi bảo cha thôi đừng cúng nữa để mẹ siêu thoát thì cha nhất định không chịu...

Cha ở chơi được một tuần thì anh Hai nhớ ra: “Cha rất thích bánh xèo. Anh em mình dẫn cha đi ăn bánh xèo đi”. Vậy là anh Hai làm chủ xị bữa tiệc bánh xèo ở cái quán nổi tiếng của thành phố. Đến nơi, chúng tôi gọi đủ thứ bánh xèo: hải sản, nấm, thập cẩm, củ hủ dừa... Khi người ta bưng bánh xèo thơm phức, giòn rụm ra, cha ngắt một miếng cho vào miệng rồi lấy đũa vạch cái bánh xèo ra săm soi: “Bánh xèo gì lạ lùng vậy?”. Cha chê bánh mỡ dầu nhiều, nhân bánh “hỏng giống ai”. Đặc biệt, bột bánh vừa bỡ, vừa nhạt, vừa hôi vì cho nhiều bột nghệ được pha chế sẵn...


Chiếc bánh xèo giản dị của mẹ luôn là thứ bánh xèo ngon nhất đối với cha...

Biết cha nhớ bánh xèo mẹ làm nên mấy chị em chúng tôi quyết định phải tự tay đổ bánh xèo cho cha ăn. “Cha có ăn uống bao nhiêu đâu mà làm chi cho cực vậy?”. Tuy cha nói vậy nhưng chúng tôi biết cha rất vui. Tôi ngâm gạo rồi đi mướn người ta xay chớ không làm bằng bột pha sẵn bán ngoài tiệm. Lúc pha bột, cha ngồi kế bên chỉ dạy: cho vào bột nước cốt dừa vừa phải, đậu xanh cà ngâm một đêm cho tróc vỏ rồi đãi sạch nấu mềm, hành hương xắt nhuyễn, lòng đỏ trứng, muối, đường, chút nước nghệ tươi rồi nêm nếm vừa ăn. Nhân bánh thì chỉ có thịt vịt bằm nhuyễn xào vừa ăn, tép bạc, củ sắn, nấm rơm. Riêng món rau ăn kèm thì thật hoành tráng: Anh Hai lùng sục khắp nơi để mang về nào là đọt chiết, đọt xoài, bằng lăng, húng quế, đinh lăng, lá cách; cộng với diếp cá, sà lách, tần ô, rau thơm, húng lủi, cải bẹ xanh... Chị Năm còn cất công đi mượn về cái chảo gang và cái bếp than.

Kể ra như vậy để mọi người thấy là anh em tôi đã chuẩn bị bữa tiệc bánh xèo cho cha chu đáo như thế nào. Tôi lại được tín cẩn giao nhiệm vụ đổ bánh xèo. Trước khi làm thật, tôi đã “xé nháp” cả chục lần để canh sao cho được cái bánh xèo giòn rụm ngoài rìa nhưng phía trong không bị khét, nhân bánh rãi đều để gắp miếng bánh chỗ nào cũng có thịt vịt, có tép, có đậu xanh... Cha ăn được non cái bánh rồi gật gù: “Cũng khá đó con nhưng vẫn chưa bằng mẹ”.

... Ngày cuối cùng trước khi cha về lại quê, anh em chúng tôi họp mặt đầy đủ. Dâu rể, con cháu gần ba chục người, ngồi chật nhà anh Hai. “Cha yếu rồi, không biết có còn lên chơi với con cháu được nữa không. Có điều cha muốn nói với tụi con là, đàn ông hay ham thích của lạ, thích bay nhảy nhưng cuối cùng cũng quay về nhà. Trong gia đình, quan trọng là người đàn bà. Giữ được êm ấm hay đổ vỡ cũng là do người đàn bà. Nói vậy không phải cha bao che cho mấy thằng rể hay anh Hai, anh Ba mà cha muốn nói với con Tư, con Năm, con Sáu, con Bảy, con Tám, con Chín, con Mười là phải rộng lượng, cái gì đáng nói thì nói, không đáng thì bỏ qua. Có như vậy gia đình mới êm ấm”.

Chúng tôi lặng thinh. Cha cũng trầm ngâm hồi lâu rồi cất tiếng: “Nói vậy chớ cha cũng có lỗi với mẹ nên mẹ mới bỏ cha mà đi sớm như vậy”. Nói rồi cha lại rơm rớm nước mắt. Năm nay cha đã tám mươi tư tuổi rồi mà hình như trong tim cha, không có ai ngoài mẹ...
Tuyết Anh

Chủ Nhật, 14 tháng 8, 2011

Bông hồng cài áo....

Cám ơn đời... hôm nay ta còn Mẹ....
Cám ơn Trời !....Con vẫn là "đứa trẻ" của Mẹ yêu...
Vui sướng thay... chỉ với một điều
Bông hồng vẫn được cài trên ngực áo......


Thứ Bảy, 13 tháng 8, 2011

Thử đi rùi sẽ tin......

Không tin cứ thử mà coi!

Thứ Sáu, 12/08/2011 21:11

Anh bạn nói: “Tui đọc sách báo của mấy bà cô già dạy nữ công gia chánh, thấy hướng dẫn cách luộc rau nào là đổ nước nhiều, lửa to, bỏ vô chút muối thì rau mới xanh. Bà coi tui làm ngược lại nè. Nếu mà rau của tui bị đen, tui cúi xuống cho bà đánh 10 roi”.

Anh bạn thân lâu ngày ghé chơi, thấy tôi loay hoay chuẩn bị bắc nồi nước để luộc rau, anh kêu trời: “Chi cho tốn nước, tốn gas, tốn thời gian vậy?”. Nói rồi anh bưng nồi nước đổ trở vô lu rồi cao giọng y như bà mẹ chồng khó tính: “Mấy bà cứ tưởng mình giỏi. Tui đọc sách báo của mấy bà cô già dạy nữ công gia chánh, thấy hướng dẫn cách luộc rau nào là đổ nước nhiều, lửa to, bỏ vô chút muối thì rau mới xanh. Bà coi tui làm ngược lại nè. Nếu mà rau của tui bị đen, tui cúi xuống cho bà đánh 10 roi”.

Nói đoạn anh lấy rổ rau rửa sơ lại, xong bỏ ngay vô nồi đậy nắp vung kín mít rồi bắc lên bếp, bật lửa to. Tôi canh đồng hồ. Chưa đầy 2 phút thì nồi rau sôi lên hơi nghi ngút. Anh mở vung, đảo sơ cho rau đều từ trên xuống dưới rồi tắt bếp, vớt rau ra đĩa. Tôi không tin vào mắt mình: Những cọng rau xanh mướt, thơm phức; thật giòn và ngọt lịm. “Luộc như vầy còn giữ được vitamin nữa, nhưng nhớ là đừng luộc một lần nhiều quá và rửa xong là luộc liền”- anh giảng giải. Tôi thích quá nên liên tiếp mấy ngày liền cho cả nhà ăn rau luộc chấm chao mệt xỉu.

Không tin, các bạn cứ thử đi. Nếu rau không ngon, tôi... cúi xuống cho bạn đánh 10 roi!

Chưa hết, anh bạn còn bày cho một “độc chiêu” nữa mà mới nghe, tôi đã thấy hai bên quai hàm đau buốt và chắc mẻm là lần này anh bạn chơi xỏ mình. Hôm đó, cô em út của tôi xách về hai trái xoài tượng to tướng. Ăn cơm xong, mấy chị em mang xoài ra gọt ăn với nước mắm đường. Do ngon miệng nên con bé cứ chén tì tì, đến khi ăn xong thì lại rên rỉ: “Em ê răng quá...”. Nghe con bé than thở, anh bạn tôi thủng thẳng đi ra trước sân. Ở đó, có một cây khế tàu, ba tôi trồng vừa để làm kiểng, vừa để dành xài thay chanh những khi cần làm những món đồ chua như gỏi, canh chua, món tái...

Anh bạn tôi hái ba, bốn trái khế căng tròn và đưa cho chúng tôi mỗi người một trái. Như đã nói ở trên, đang bị ê răng mà nhìn thấy trái khế, tuyến nước bọt của tôi hoạt động dữ dội, hai bên quai hàm đau buốt. Cô em gái tôi nhăn mặt: “Bộ anh muốn cho em rụng răng luôn hả?”. Anh bạn tôi tỉnh bơ: “Em cắn đi, nếu không hết ê răng, anh cúi xuống cho chị hai em đánh 10 roi”.
Phải nói mãi, con bé mới chịu đưa trái khế lên miệng. Nó đưa từ từ, mặt nhăn nhó rồi lấy hết dũng khí, cắn “phập” một cái. Nét mặt con bé đang nhăn nhó bỗng giãn ra. Nó cắn cắn hai hàm răng vào nhau rồi kêu lên: “Ủa, hết thiệt rồi. Trời ơi, sao anh hay quá vậy? Sao anh biết nhiều quá vậy?”. Anh bạn tôi tủm tỉm cười: “Thì cũng có người chỉ cho anh thì anh mới biết chứ bộ!”.
Không tin, các bạn cứ thử đi. Nếu không hết ê răng, tôi... cúi xuống cho bạn đánh 10 roi!
Hạnh An

Hi...hi...Thấy bài viết của tác giả Hạnh An hay hay mình cũng thử cái cho biết ...mùi...:D .Trưa nay bà xã đi chợ dìa mình phán một câu xanh xanh màu rau luộc...:D : Có luộc rau luộc trái gì thì để cho tui mần nghen ....Cô nàng ngó nghiêng phần tư con mắt: mắc cái giống gì mà bữa nay dành luộc rau đó ông ...xã...
_Chút nữa rùi biết ....cứ nấu kho hết đi ,chừa món rau luộc lại chừng nào gần dọn cơm thì tui biểu diễn cho coi ...bảo đảm không "đẹp" thì tui cúi xuống cho bà đánh 10 roi.....:D :D
Cô nàng ngó thêm phần tư con mắt nữa ...rùi làm thinh đi vô bếp lo phận sự của mình....
Ngồi duyệt lại lần nữa công đoạn luộc cấp kỳ và chờ bà xã "kêu tên" lên sâu khấu "bếp" biễu diễn...
Chuẩn bị chu đáo zị mà tới hồi cô nàng "kêu tên" nghe cũng giật thót người...:D...
Bình tĩnh nào.... lần đầu chưa phải là lần cuối mà....
Nói nào ngay sao mà tin được có ai đời luộc rau mà không cần nước...!!
Vậy mà thiệt đó nghen!Bữa nay món rau là đậu ve nữa mới ớn chứ , thui thì lỡ rồi ...tới luôn....
Ê! Vậy mà hiệu quả à nha! ...mình rửa sạnh sẽ rồi bỏ ngay vào nồi ....cũng hơi nghi nghi nên cho thêm khoảng hai muỗng canh nước để lỡ ....:D :D
...Đậy nắp thật kỹ , mở lửa thật lớn ...canh đồng hồ đúng 3 phút 26 giây thấy hơi từ nắp nồi bay ra ...chờ thêm... 4.. giây nữa tắt lửa mở nắp đảo đều trên xuống dưới xong đây nắp lại....kêu bà xã dọn ra ...chấm nước mắm ớt tỏi ....Trời ơi ! ngon hết biết luôn mà lại nhanh hết cỡ ,màu sắc thì xanh khỏi chê luôn, vỏn vẹn chỉ có 3 phút 30 giây... Lợi đủ thứ :nào gas nào nước nào thời gian mà cái quan trọng hơn nữa là những Vitamin không bị tan theo nước ...Mọi người làm thử đi, nếu sai ....tui ...tui cuối xuống ...hi...hi....:D

Ừ mà còn cái vụ khế thì tui đây xin thua ....Ai hay ăn vặt xoài chua thì cố gắng mà nhớ để mà "phòng thân" ...Còn tui thì nghe tới xoài chua là ê rùi.... khỏi ăn....:D